Đạo Mẫu Việt Nam
Tranh Mộc Bản Mừng Ngày Thánh Mẫu Liễu Hạnh Về Chầu Thiên Đình
Tranh Mộc Bản Mừng Ngày Thánh Mẫu Liễu Hạnh Về Chầu Thiên Đình

Tranh Mộc Bản Mừng Ngày Thánh Mẫu Liễu Hạnh Về Chầu Thiên Đình

Four Palaces - Tứ Phủ Tranh Mộc Bản Mừng Ngày Thánh Mẫu Liễu Hạnh Về Chầu Thiên Đình

Bức tranh trong bài này có nhan đề là Tự Sòng Sơn Thăng Triều [自崇山昇朝], vẽ cảnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh được rước về chầu thiên đình trên cỗ xe mây. Hai bên là hai nàng tiên hầu cận Quế Tiên và Thị Tiên. Sự kiện được cho là diễn ra vào ngày 22 tháng Hai âm lịch, nên từ đó về sau, ngày này được xem là ngày Thánh Mẫu chính thức được triệu về thiên đình sau ba lần giáng thế.

Sách Hội Chân Biên [會眞編], do Thanh Hòa Tử và Quế Hiên Tử biên soạn trong thế kỷ 19, kể về “Sòng Sơn Thánh Mẫu” (tức Mẫu Liễu Hạnh) như sau [1]:

“Thánh Mẫu hiệu “Liễu Hạnh Nguyên Quân” [柳杏元君], là Đệ Nhị Cung Tiên Chúa, con gái của Ngọc Đế, [bị biếm trích]. Trong đêm rằm tháng Tám niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 – 1629) đời Hoàng đế Lê Thần Tông […] giáng sinh vào nhà họ Lê ở thôn Yên Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản.

[…]

Cuối thời Lê có một vị tản quan, tuổi ngoài tám mươi, có đức hạnh, nằm mơ thấy thiên hạ huyên truyền rằng Thánh Mẫu chỉnh đốn trang phục lên chầu thượng giới, có hai nghìn ngọc nữ vâng mệnh Ngọc Đế, bày cờ quạt xe lọng, chia làm hai đạo để đón rước Mẫu, âm nhạc vang lừng khắp trời. [Ông ta] vừa ngửa mặt trông lên thì chợt tỉnh dậy, lúc bấy giờ là ngày 22 tháng Hai. Vị quan đó thường kể lại giấc mộng với mọi người. Bậc thức giả nói rằng: “Đó là lúc thời hạn biếm trích đã hết nên Thánh Mẫu quay về trời vậy.”


THAM KHẢO:

[1] Hội Chân Biên, Nguyễn Thanh Tùng khảo cứu và dịch chú, NXB Đại học Sư Phạm, 2021


Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.