1. Tổng Quan
Đạo Mẫu Việt Nam nói chung và nhánh Tứ Phủ nói riêng mang tính hỗn dung cao, dung hoà nhiều yếu tố của Phật giáo, Đạo giáo cũng như các tín ngưỡng địa phương khác. Dẫu rằng trong thần điện Tứ Phủ xuất hiện các vị Phật, Thánh của Phật giáo và Đạo giáo, các tín đồ thường tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh những vị thần chính thức của Tứ Phủ.
Về phần giao thoa với các tín ngưỡng địa phương, tùy theo mỗi đền điện mà trong ban thờ sẽ phối thờ thêm những vị thần thánh của địa phương đó.
Bảng dưới đây liệt kê các vị Phật Bồ tát theo tinh thần trượng thừa Phật pháp, các hàng chư Thánh trong thần điện chính thức của Đạo Mẫu Tứ Phủ và các thần thú bảo vệ bản đền bản địa.
PHẬT GIÁO
Bồ tát Quán Thế Âm
THẦN ĐIỆN CHÍNH THỨC
THẦN THÚ BẢO VỆ
2. Thần Điện Chính Thức
TỨ PHỦ THÁNH ĐẾ
Các vị Vua Cha, hay còn gọi là Tứ Phủ Thánh Đế, là hàng cao hơn Tứ Phủ Thánh Mẫu. Thường có quan niệm cho rằng các vị Vua Cha là thân phụ của Thánh Mẫu, Quan Lớn, v.v. Thanh đồng tuyệt đối không được phép hầu bóng các vị Vua Cha.
4
VUA CHA
NHẠC PHỦ
Tản Viên
Sơn Thánh
[傘圓山聖]
2
VUA CHA
ĐỊA PHỦ
Bắc Âm
Phong Đô
Đại Đế
[北陰酆都大帝]
1
VUA CHA
THIÊN PHỦ
Hạo Thiên
Kim Khuyết
Ngọc Hoàng
Thượng Đế
[昊天金闕玉皇上帝]
3
VUA CHA
THUỶ PHỦ
Bát Hải
Động Đình
Long Vương
[八海洞庭龍王]
TỨ PHỦ THÁNH MẪU
Hàng các Thánh Mẫu là hàng chủ đạo trong Tứ Phủ, giữ vị trí trung tâm, luôn hiện diện trong tất cả đền điện Tứ Phủ. Khi hầu giá Thánh Mẫu, thanh đồng chỉ hầu tráng bóng, tuyệt đối không tung khăn đỏ phủ diện.
4
MẪU ĐỆ TỨ
NHẠC TIÊN
Lê Mại
Bạch Anh
Công Chúa
[黎邁白英公主]
2
MẪU ĐỆ NHỊ
ĐỊA TIÊN
Quỳnh Hoa
Liễu Hạnh
Công Chúa
[瓊花柳杏公主]
1
MẪU ĐỆ NHẤT
THIÊN TIÊN
Cửu Trùng
Thanh Vân
Công Chúa
[九重青雲公主]
3
MẪU ĐỆ TAM
THUỶ TIÊN
Bạch Ngọc
Xích Lân
Công Chúa
[白玉赤鱗公主]
NGŨ VỊ TÔN QUAN
Tương truyền năm vị Quan Lớn (Ngũ Vị Tôn Quan) là con của Vua Cha Thuỷ Phủ. Các Ngài thường được gọi là Ngũ Vị Hoàng Thái Tử Vương Quan [五位皇太子王官].
5
Quan Lớn
Đệ Ngũ
Tuần Sát
3
Quan Lớn
Đệ Tam
Thuỷ Phủ
1
Quan Lớn
Đệ Nhất
Thượng Thiên
2
Quan Lớn
Đệ Nhị
Thượng Ngàn
4
Quan Lớn
Đệ Tứ
Địa Phủ
TỨ PHỦ THÁNH CHẦU
Các vị Thánh Chầu, dân gian quen gọi Chầu Bà, là những vị nữ thần thân cận, hầu hạ bên các vị Thánh Mẫu. Thần điện chính thức Tứ Phủ có 12 vị trí Chầu Bà, nên thường gọi là Thập Nhị Vị Thánh Chầu [十二位聖朝].
- Chầu Đệ Nhất, Thượng Thiên Khâm Sai
- Chầu Đệ Nhị, Thượng Ngàn Khâm Sai
- Chầu Đệ Tam, Thuỷ Cung Khâm Sai
- Chầu Đệ Tứ, Địa Cung Khâm Sai
- Chầu Năm Suối Lân
- Chầu Sáu Lục Cung
- Chầu Bảy Kim Giao
- Chầu Tám Bát Nàn
- Chầu Chín Cửu Tỉnh
- Chầu Mười Đồng Mỏ
- Chầu Bé Bắc Lệ
- Chầu Bà Bản Cảnh
TỨ PHỦ THÁNH HOÀNG
Thần điện chính thức Tứ Phủ có 10 vị Thánh Hoàng, nên thường gọi là Thập Vị Thánh Hoàng [十位聖皇].
- Ông Hoàng Cả Thượng Thiên
- Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn
- Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ
- Ông Hoàng Tư Địa Phủ
- Ông Hoàng Năm
- Ông Hoàng Lục
- Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
- Ông Hoàng Tám
- Ông Hoàng Chín Cờn Môn
- Ông Hoàng Mười Nghệ An
TỨ PHỦ THÁNH CÔ
Các Thánh Cô là tiên nàng đi theo hầu các Thánh Mẫu hoặc các Thánh Chầu. Thần điện chính thức Tứ Phủ có 12 vị trí Thánh Cô, nên thường gọi là Thập Nhị Vị Thánh Cô [十二位聖姑]. Cần lưu ý rằng Tứ Phủ Thánh Cô không phải là Thập Nhị Bộ Sơn Trang Tiên Nàng (12 thánh cô Sơn Trang theo hầu Mẫu Thượng Ngàn).
- Cô Cả Thượng Thiên
- Cô Đôi Thượng Ngàn
- Cô Bơ Thoải Cung
- Cô Tư Địa Cung
- Cô Năm Suối Lân
- Cô Sáu Sơn Trang
- Cô Bảy Kim Giao
- Cô Tám Đồi Chè
- Cô Chín Cửu Tỉnh
- Cô Mười Mỏ Ba
- Cô Bé Thượng Ngàn
- Cô Bé Thoải
TỨ PHỦ THÁNH CẬU
Các Thánh Cậu là các nam thiếu niên nhi đồng, nhanh nhẹ, xông xáo, hiếu động. Thân thế, thần tích về các Thánh Cậu hầu như không có tài liệu ghi chép lại. Số lượng đền thờ chính từ dành cho Thánh Cậu rất ít. Đa phần các Cậu được thờ tại Lầu Cậu trong đền thờ của một vị Thánh khác. Vị Thánh Cậu ngự ở đền phủ nào thì sẽ được gọi là cậu bản đền của đền phủ đó.
3. Thần Thú Bảo Vệ Đền Phủ
NGŨ HỔ THẦN QUAN
Quan Ngũ Hổ có danh xưng là Ngũ Hổ Thần Quan [五虎神官] hoặc Ngũ Phương Thần Hổ Uy Linh [五方神虎威靈]. Các ngài Hổ là thần linh canh cửa cho mỗi đền điện, có sức mạnh thiêng liêng để trấn giữ năm phương, tiêu diệt tà ma. Trong điện thờ, ban thờ Ngũ Hổ được đặt dưới ban thờ Công đồng.
Danh hiệu của mỗi Ông Hổ được liệt kê trong bảng dưới đây:
PHƯƠNG HƯỚNG | CAN | NGŨ HÀNH | Đức | MÀU SẮC | Hổ | Thần Quan | HÁN TỰ |
Đông Phương | Giáp Ất | Mộc | Đức | Thanh | Hổ | Thần Quan | 東方甲乙木德青虎神官 |
Nam Phương | Bính Đinh | Hoả | Đức | Xích | Hổ | Thần Quan | 南方丙丁火德赤虎神官 |
Trung Ương | Mậu Kỳ | Thổ | Đức | Hoàng | Hổ | Thần Quan | 中央戊己土德黃虎神官 |
Tây Phương | Canh Tân | Kim | Đức | Bạch | Hổ | Thần Quan | 西央庚辛金德白虎神官 |
Bắc Phương | Nhâm Quý | Thuỷ | Đức | Hắc | Hổ | Thần Quan | 北央壬癸水德黑虎神官 |
NHỊ XÀ THẦN TƯỚNG
Khắp cả nước Việt Nam đều có tục thờ rắn. Trong điện thờ Tứ Phủ cũng có sự hiện diện của hai vị thần rắn, được gọi là Ông Lốt. Danh xưng của hai vị là Nhị Xà Thần Tướng hoặc Lưỡng Vị Thanh Xà Bạch Xà Đại Thần Tướng Quân [兩位青蛇白蛇大神將軍]. Trong điện thờ, phổ biến nhất là Ông Lốt được vắt trên xà nhà của điện. Ở những đền điện khác, Ông Lốt có thể được đặt cùng với Ngũ Hổ ở dưới ban Công Đồng, hoặc vắt ngang ban Công Đồng.
Thanh Xà Đại Tướng Quân [青蛇大將軍]
ông rắn màu xanh lá
Bạch Xà Đại Tướng Quân [白蛇大將軍]
ông rắn màu trắng
Ngày cập nhật:
Hình ảnh đầu trang:
Tranh “Tứ Phủ Vạn Linh”. Họa sĩ Nam Ngọc Đoàn Thành Lộc