“Con biết Mẹ chẳng giận đâu,
Trích bản văn chầu Mẫu Đầm Đa (tức Tổ Mẫu Âu Cơ thờ tại đền Đầm Đa, huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình)
Nước mắt Mẹ chảy sông sâu suối nguồn.
Mẹ thương tất cả các con,
Đứa ở bên Mẹ đứa còn theo cha.
Lạc Thuỷ, Phú Lão là nhà,
Các con của Mẹ gần xa tìm về.
Sẽ không còn cảnh chia ly,
Cha xuôi Mẹ ngược con thì muôn phương.
Lòng thành con thắp tuần hương,
Mừng con của Mẹ biết đường về đây.”
Ngày Tết Đoan Dương, tức Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), còn được xem là ngày Lễ Vía Tổ Mẫu Âu Cơ. Đây là ngày Mẫu hạ sinh trăm trứng, từ đó nở ra trăm con, là thuỷ tổ của người Việt ngày nay.
Tết Đoan Ngọ là thời điểm dương khí cực thịnh. Đoan Ngọ [端午] có nghĩa là “chính ngọ”, ăn Tết Đoan Ngọ bắt đầu vào buổi trưa, khi mặt trời lên cao nhất.
Một số quan điểm cho rằng, lễ vía Mẹ Âu Cơ cũng là “Lễ Thầy”, dịp để các tín đồ Đạo Mẫu bày tỏ tấm lòng tôn sư trọng đạo. Trong ngày này, đệ tử lễ tạ ơn Đồng Thầy (Mẹ Đồng) đã “đẻ đồng”, dạy dỗ nên mình.