Đạo Mẫu Việt Nam
Four Palaces - Tứ Phủ
Đạo Mẫu – Tứ Phủ

Đạo Mẫu – Tứ Phủ

Đạo Mẫu là gì?

Đạo Mẫu là tín ngưỡng đa thần bản địa của Việt Nam, tập trung vào các vị nữ thần, mẫu thần, thường lấy hình tượng Mẫu (Người Mẹ) làm trung tâm. Các nữ thần, mẫu thần có quyền năng sản sinh, che chở cho các con, phù trợ đất nước. Tuỳ theo địa phương mà những thực hành Đạo Mẫu có những thể thức khác nhau, mang đậm đặc trưng của địa phương đó.

Tính hỗn dung của tín ngưỡng thờ mẫu thần, nữ thần khá cao. Trong quá trình phát triển suốt chiều dài lịch sử đất nước, Đạo Mẫu chịu nhiều ảnh hưởng ngoại lai từ Đạo giáo, Phật giáo và những tôn giáo tín ngưỡng khác.

Tứ Phủ là gì?

Tứ Phủ là nhánh thờ Đạo Mẫu với chiều dài lịch sử và số lượng tín đồ đông đảo. Xuất phát từ miền Bắc Việt Nam, Đạo Mẫu Tứ Phủ đã lan toả khắp đất nước.

Vị thần chủ của Đạo Mẫu Tứ Phủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam. Thần tích về Mẫu Liễu Hạnh xuất phát vào thế kỷ XV, thời nhà Lê.

Tín ngưỡng Tứ Phủ quan niệm vũ trụ được chia thành bốn cõi: Thiên – Địa – Thoải – Nhạc. Mỗi cõi này được cai quản bởi một Phủ, vì vậy mà có tên là Tứ Phủ.

Vũ Trụ Quan Tứ Phủ

Vũ trụ trong Tứ Phủ được chia thành bốn cõi như sau:

Thiên Phủ [天府]

miền trời, tượng trưng bởi màu đỏ

Địa Phủ [地府]

miền đất đai, nhân sinh, tượng trưng bởi màu vàng

Thủy Phủ [水府]

miền sông nước, tượng trưng bởi màu trắng

Nhạc Phủ [岳府]

miền rừng núi, tượng trưng bởi màu xanh lá

Mỗi vị thần thánh trong Tứ Phủ sẽ thuộc về một phủ, cai quản, quản lý những sự việc thuộc phủ đó. Trang phục của hầu hết các vị có màu sắc tương đồng với phủ của mình. Để tìm hiểu về thần điện của Đạo Mẫu Tứ Phủ, vui lòng truy câp trang bên dưới.

Ngày cập nhật:

Hình ảnh đầu trang:

Hiện vật tranh Hàng Trống xưa vẽ Công đồng Đạo Mẫu Tứ Phủ