Đạo Mẫu Việt Nam
Cung Nghênh Khánh Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương trong Đạo Mẫu Tứ Phủ – Thần Tích Lục Cung Tiên Chúa
Cung Nghênh Khánh Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương trong Đạo Mẫu Tứ Phủ – Thần Tích Lục Cung Tiên Chúa

Cung Nghênh Khánh Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương trong Đạo Mẫu Tứ Phủ – Thần Tích Lục Cung Tiên Chúa

Four Palaces - Tứ Phủ Cung Nghênh Khánh Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương trong Đạo Mẫu Tứ Phủ - Thần Tích Lục Cung Tiên Chúa
Ảnh chụp bởi: Đình Phúc

Tiết tháng Năm vào tuần thượng đỉnh
Ngày mồng Mười chuẩn lệnh hạ du.
Một cơn vũ giá vân phù,
Mượn thân phàm xuống Chín Tư làm thần.

– Trích bản văn chầu Chầu Lục Cung Nương

Chầu Lục Cung Nương được biết đến với các danh xưng như Chúa Lục Cung Nương, Chúa Bà Lục Cung, Lục Cung Tiên Chúa, Mế Lục Cung Nương… Bà là vị Chầu nổi tiếng anh linh, đứng vị trí thứ sáu trong 12 Tứ Phủ Thánh Chầu.

Tương truyền, vào đêm “vũ giá vân phù”, ngày 10/5 âm lịch, Chầu Lục giáng sinh làm con gái trong gia đình họ Trần. Cha của Chầu vốn là tù trưởng dân tộc Nùng trên miền Lạng Sơn dưới thời Lê Trung Hưng. Chầu lớn lên thành thiếu nữ tài hoa xinh đẹp, hay giúp người. Một hôm nọ, đến kỳ mãn hạn phàm trần, Chầu lên núi rồi hoá về tiên cung.

Về sau Chầu trở lại hiển thánh tại quê xưa, trở thành vị thần nữ che chở, bảo bọc cho cả vùng, dạy dỗ muông dân làm lành tránh dữ, trồng trọt chăn nuôi.

Chầu Lục hay về ngự đồng trong các canh hầu bóng. Khi hầu giá Chầu, thanh đồng vận áo màu lam, màu chàm hoặc màu tím, khăn chít củ ấu, vai đỡ gùi, dao giắt thắt lưng.

Đền thờ Chầu Lục toạ lạc tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Tương truyền rằng, đây là nơi Chầu hạ phàm và hiển thánh.


Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.