Chầu dạy người Kinh xuống sông thả lưới,
(Chầu văn dâng Chầu Năm Suối Lân)
Chầu dạy người Mường phát rẫy làm nương
Trên sườn núi sau lưng đèo, người Mèo ca hát.
Trên sườn núi sau lưng đèo, Chầu Năm đi về…”
Chầu Năm Suối Lân là vị chầu bà trong hàng 12 vị Tứ Phủ Thánh Chầu, sau Chầu Đệ Tứ Địa Cung Khâm Sai và trước Chầu Lục Cung Nương. Ngày khánh tiệc của Chầu Năm là ngày 20/05 âm lịch hằng năm.
Có tài liệu cho rằng, Chầu Năm vốn là người Nùng. Dưới thời Lê Trung Hưng, Chầu Năm được cắt đặt quản cai cửa rừng Suối Lân bên dòng sông Hóa, Lạng Sơn; coi sóc khắp vùng đồng bằng ven sông. Ở đó Chầu không chỉ trấn giữ nơi sơn lâm mà còn giúp dân làm ăn, dạy dân đi rừng, làm nương. Sau này, Chầu hóa tại đó và hiển linh giúp dân thuần phục mọi loài ác thú, trừ diệt sơn tinh, ma quái. Tương truyền vào những đêm trăng thanh, Chầu hiện hình cùng 12 cô hầu cận, chèo thuyền ngao du giữa dòng sông Hóa.
Cũng có tài liệu cho rằng, Chầu Năm Suối Lân vốn là công chúa thời Lê Trung Hưng.
Vốn yêu thiên nhiên, nàng xin vua cha lên sơn lâm để hưởng thú thanh nhàn. Đến vùng Suối Lân, công chúa thấy cảnh đẹp, địa linh nên đã dựng am để tu hành. Sau này, khi nàng hóa thì Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (Mẫu Thượng Ngàn) đã ban cho nàng là Chầu Năm Suối Lân, cai quản vùng đất sơn lâm này.
Ngay trong văn của Chầu Năm cũng nhắc tới việc Chầu giáng vào thời Lê Triều:
“Giở trang tích cũ Lê triều,
(Chầu văn dâng Chầu Năm Suối Lân)
Suối Lân công chúa mĩ kiều diễm hương.
Nét đoan trang vẻ nhường ngọc tuyết,
Đôi mày ngài nửa khuyết vành trăng.”