Hôm nay, chúng mình chợt nhớ đến một cổ lệ trong nghi lễ Hầu Bóng, mà nay hiếm khi còn được thấy trong các vấn hầu. Đấy là lệ múa đội mâm (mâm lễ đặt trên đầu, tay không chạm vào mâm). Cũng không rõ vì sao bây giờ các thanh đồng ít thực hiện lệ này.
Mở rộng ra một chút, ta vẫn có thể thấy lệ múa đội mâm phổ biến trong các tín ngưỡng khác, đặc biệt là ở miền Nam.
Ở nước ta có nhiều hình thức diễn xướng với mục đích hầu hạ chư Tiên Thánh. Múa Bóng Rỗi của miền Nam cũng là loại hình diễn xướng với mục đích như vậy. Trong tiết mục này, người múa vô cùng khéo léo, cân bằng những món đồ lớn trên đầu. Múa Bóng Rỗi thường được trình diễn trong các dịp lễ hội tại các đình đền Nam Bộ hay cúng tại tư gia. Người múa bóng rỗi, gọi là “cô bóng”, là người đại diện cho bản hội và người dân để dâng lễ vật và lời nguyện cầu, tạ ơn lên chư Tiên Thánh.
Trong khi cổ lệ múa đội mâm đang dần mai một nơi nghi lễ Hầu Bóng, loại hình Múa Bóng Rỗi càng lúc càng trở nên nổi tiếng và được trau chuốt, hoàn thiện hơn. Năm 2016, UNESCO đã công nhận bóng rỗi là Di sản văn hóa phi vật thể.
Các bạn có thể tìm trên mạng những bản ghi hình tiết mục Múa Bóng Rỗi công phu và điêu luyện.